Ý nghĩa các hào trong kinh dịch

       Dưới đây là một số quy tắc rất quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất nhất trong Kinh Dịch, trong nhân sinh quan của Trung Hoa, chúng ta nên nhớ kỹ.
       Trước hết phải phân biệt bản thể, tính cách của hào, và vị trí của hào.
       Hào chỉ có hai loại: Dương và Âm. Đó là bản thể của hào.
       Tính cách của Dương là: Đàn ông cương cường, thiện, đại, chính, thành thực, quân tử, phú quý.
       Tính cách của âm là: Đàn bà, nhu thuận, ác (xấu, trái với thiện), tà nguy (trái với thành thực) tiểu nhân, bần tiện…
        Như vậy, Dương tốt đẹp, Âm xấu xa. Nhưng đó chỉ là nét chung. Còn phải xét vị trí của hào nữa, mới định được là tốt hay xấu. Dù là hào dương mà vị trí không trung, chính thì cũng xấu; và là hào âm mà vị trí trung chính thì cũng tốt.

Ý nghĩa các hào trong kinh dịch

        Thế nào là trung?
        Nội quái có ba hào: 1 là sơ, 2 là trung, 3 là mạt.
        Ngoại quái cũng có ba hào: 4 là sơ, 5 là trung, 6 là mạt.
       Vậy trung là những hào ở giữa nội quái và ngoại quái, tức là hào 2 và hào 5, dù bản thể của hào là dương hay âm thì cũng vậy.
        Thế nào là chính ?
       Trong 6 hào, những hào số lẻ 1, 3, 5 có vị trí dương, những hào số chẵn 2, 4, 6 vị trí âm.
        Một hào bản thể là dương (nghĩa là một vạch liền) ở vào một vị trí dương thì là chính, ở một vị trí âm thì là bất chinh.
        Một hào bản thể là âm (nghĩa là một vạch đứt) phải ở vào một vị trí Am thì mới gọi là chính, nếu ở vào vị trí Dương thì là bất chính.
        Ví dụ quẻ Thuần Kiền: sáu hào đều là hào dương cả (về bản thể), hào 2 và 5 đều là trung, nhưng hào 2 không chính mà chỉ hào 5 mới được cả trung lẫn chính, vì hào 2 là dương ở vị trí Âm (hào chẵn) mà hào 5 là hào dương ở vị trí dương (hào lẻ ).
       Bôn hào kia thì hào 1 và 3 đắc chính mà không đắc trung, hào 4, 6 không đắc chính cũng không đắc trung.
        Do đó hào 5 quẻ Kiền là hào tốt nhất trong quẻ, mà danh tử “cửu ngũ” (cửu là dương, ngũ là thứ 5, cửu ngũ là hào thứ 5, dương) trở ngôi vua, ngôi chí tôn.
        6- không chính cũng không trung
        5- vừa trung vừa chính
        4- không chính cũng không trung
        3- chính mà không trung
        2- trung mà không chính
        1- chính mà không trung
        Một thí dụ nữa, quẻ Thủy hỏa Kí Tế:
        6-chính mà không trung
        5-vừa trung vừa chính
        4-chính mà không trung
        3-chính mà không trung
        2-vừa trung vừa chính
        1-chính mà không trung


Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong thủy cửa chính, chọn hướng nhà