Bát quái biểu tượng cho tuổi tác, tâm lý

    Bát quái biểu tượng cho tuổi tác Có thể ước lượng như sau:
    Với các quẻ dương thì ta dùng số 7 làm cán bản và nhân số đó với các số dương: 3, 5, 7, 9.
    Với các quẻ âm thì dùng số 8 làm căn bản và nhân với các số âm: 2, 4, 6, 8.
    Quẻ Chấn: tượng trưng lối 21 tuổi vì 7×3=21 tuổi
    Quẻ Khảm: tượng trưng lối 35 tuổi vì 7×5=35 tuổi
    Quẻ Cấn: tượng trưng lối 49 tuổi vì 7×7=49 tuổi
    Quẻ Tốn: tượng trưng lối 16 tuổi vì 8×2=16 tuổi
    Quẻ Ly: tượng trưng lối 32 tuổi vì 8×4=32 tuổi
    Quẻ Đoài: tượng trưng lối 48 tuổi vì 8×6=48 tuổi
    Sau hết quẻ Kiền, Khôn thuộc hạng tuổi già, đại khái như trên 60, vì: 7 X 9=63, 8×8=64
    Thế là bát quái chỉ người trong gia đình hay xã hội một cách khá đầy đủ.

Bát quái biểu tượng cho tuổi tác, tâm lý

     Về trẻ con thì trai dưới 7 tuổi, gái dưới 8 tuổi, không cần phân biệt, vả lại, có thể lấy số 3 thay số 2 làm số cán bản.
     Bát quái biểu tượng cho tính tình tâm lý
     Có khi tuổi tác không thành vấn đề, mà phải xét con người ở khía cạnh tính tình. Có thể một người lớn tuổi mà nóng nảy như một thanh niên háo thắng, và ngược lai một người còn trẻ có thể có tính nết của một người đứng tuổi trầm tĩnh.
     Huống chi đàn ông có thể có âm tính, thích tĩnh hơn động, hướng về tiêu cực hơn tích cực, thích ẩn hơn hiện. Ngược lại, đàn bà có thể có dương tính.
     Thế nên, muôn hiểu Kinh Dịch phải biết uyển chuyển, tùy trường hợp mà thích nghi, chứ không có cái gì cố định cả.
     Lại nữa, tính tình của con người có khi thay đổi vôi thời gian, với hoàn cảnh. Người ta có thể thay đổi từ tốt ra xấu, hoặc từ xấu ra tốt, tùy ở bản trình của mới người.
     Cũng có một số người tính tình ít thay đổi, mặc dầu hoàn cảnh có thay đổi đi nữa cũng vậy. Họ có thể tốt vẫn tốt, hoặc xấu vẫn xấu. Dầu ở địa vị nào, họ cũng vẫn như vậy.
      Bát quái có thể tượng trưng cho mọi trường hợp trên đây
      Thí dụ quẻ Chấn. Nếu lật sấp nó lại, thì thành quẻ Cán.
     Ta thử lấy quẻ số 51 của Kỉnh Dịch: ấy là quẻ Chấn trên Chấn dưới. Qua quẻ số 52 là Cấn trên Cấn dưới.
      Thế là đổi địa vị, là đổi tính tình, từ động qua tĩnh (từ năm tiết thành núi non).
      Có 4 quẻ đổi tính chất trong khi di dịch, ấy là: Cấn Chấn và Đoài, Tốn.
      Có 4 quẻ không đổi tính chất trong di dịch. Ấy là Kiền, Khôn, Khảm, Ly.
     Bốn quẻ này tượng trưng hạng người, vì tuổi tác hoặc vì bản trình, không hay thay đổi nhân cách.

Đọc thêm tại: