Kiến trúc chùa chiền

       Kiến trúc chùa chiền thường áp dụng hình thức “đất ôm nhà” tức ba mặt là quần sơn vây kín, ở giữa có bãi trống, mặt nam mở ra, chùa miếu được ẩn dưới rừng cây âm u thăm thẳm. Như vậy có thể tàn khí tị phong, mười phần trang nhã. Mặt mở ra là minh đường, là sân bãi đỗ ra vào.
         Kiến trúc chùa chiền cũng áp dụng “nhà ôm núi”, tức chùa xây rải theo sườn dốc, lưng tựa vào núi cao, có bậc đi lên, khí vũ hiên ngang, một màu vàng chói.

Kiến trúc chùa chiền 1

        Kiến trúc chùa chiền còn vận dụng thế Hổ Cứ Long Bàn, tựa vào núi lớn, núi hai bên như cánh gà, quay lấy từ xa như hai vạt áo, lại giống như vòng tay ôm lấy Thái cực. Nguyên tắc cơ bản kiến trúc chùa chiền là dựa vào tự nhiên mà khống chế, bổ sung cho nhau. Không được đụng đến lòng đất, không được chặt hạ cây cối, để tránh tổn thương địa mạch, sinh khí bay đi. Lập chùa, nên chọn đất lành, giò lành. Đất lành là bên trái nên rộng trống, hoặc có sông ngòi, ao hồ ôm bọc, bên phải cao sơ (tay cọp) nên cao dày, lớp lớp quay đầu lại, hoặc có bông sen, tràng phân, bảo cái (tức là những gò đất có hình thể giống những vật đó), hoặc có rồng, phượng, rùa, lẩn chầu bái. Đó là đất dương cơ ưa (tay) cọp.
        Cũng lại nên cưỡi đảo lại, như người cưỡi ngựa đi thi, đầu phải ở phía trước, dòng nước chảy đảo sang bên trái. Nếu là đảo kỵ (cưỡi đảo lại), mạch vào từ phía trước. Trước hoặc có minh đường hoặc không minh đường đều được cả. Đằng sau không nên có núi chèn ép, đó là đất tốt. Còn (muốn coi) ngày tốt, giờ tốt nên dùng các sách Ngọc Hạp, Tụ Cát, xem nhận cho kỹ. Nếu (hay) được những phương (cách) như thế, thì hay (được) hưng hiển

Kiến trúc chùa chiền 2

       Đạo pháp, người trụ trì (ở chùa) sinh trí tuệ, người thí chủ được đại công đức, ân phước đến con chau. Nếu không được như vậy thì sau tất sớm hư hoại không co công đức gì. Hãy cẩn thận…
         Vì tin tưởng và ảnh hưởng quan trọng của thuyết Phong Thủy nên địa điểm, phương hướng và coi ngày, gió khởi dựng của các chôn già lam xưa đều được lựa chọn rất kỹ lưỡng. Hướng chùa vì vậy không nhất định theo một phương nào nhưng vẫn kiêng tránh phương Bắc lạnh, độc.
        Những ngôi chùa lớn dựng ở những thế đất to có đủ sơn thủy thường khéo phối hợp kiến trúc với thiên nhiên, nên một già lam danh tiếng (danh lam) cũng lại là một chốn cảnh đẹp nổi tiếng là (thắng cảnh).
        Các chốn danh lam linh địa thường còn được các vị cao tăng đến tu trì. Được chọn làm chốn tổ của một tông phái và được các vua chúa danh nhân đến kiến tạo, trùng tu và cho đến nay, những danh lam thắng cảnh này vẫn còn là tiêu biểu rõ rệt cho sắc thái và hình ảnh của đất nước…

Đọc thêm tại: http://phongthuyvadialy.blogspot.com/2015/05/phong-thuy-chua.html





Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong thủy cửa chính, màu sắc phong thủy