Bát Quái đồ và các quẻ

        Trong Bát Quái đồ cứ mỗi tam giác như thế được gọi là một Quẻ, và mỗi quẻ là một hình tượng cho một năng lực thiên nhiên như sau:
        1) Quẻ Kiền (ba vạch nguyên) biểu hiện cho sức nóng phát quang (Thiên).
        2) Quẻ Khảm (hai vạch gãy và một vạch nguyên ở giữa) biểu hiện cho nước và mưa (Thủy).
        3) Quẻ Cấn (hai vạch gãy và một vạch nguyên ở trên) biểu hiện cho núi non (Sơn).
        4) Quẻ Chấn (hai vạch gãy và một vạch nguyên ở dưới) biểu hiện cho sấm sét lửa trời (Lôi).
        5) Quẻ Tôn (hai vạch nguyên và một vạch gãy phía dưới) biểu hiện cho gió (Phong).
        6) Quẻ Ly (hai vạch nguyên và một vạch gãy ở giữa) biểu hiện cho lửa dưới đất (Hỏa).
        7) Quẻ Khôn (ba vạch gãy) biểu hiện cho sự u tối lạnh lẽo (Địa).
        8) Quẻ Đoài (hai vạch nguyên và một vạch gãy phía trên) biểu hiện cho mây (Vân).

Bát Quái đồ và các quẻ

        Những quẻ ở số lẻ (1, 3, 5, 7) bao gồm những yếu tố hoạt động (actifs), những quẻ ở số chẵn (2, 4, 6, 8) bao gồm những yếu tố thụ động (passifs). Như vậy có tám quẻ tất cả. Nếu gọi theo tên ta có: Kiến, Khảm, Chấn, Cấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Nếu gọi theo tính chất, ta có: Thiên, Thủy, Sơn, Lôi, Phong, Hỏa, Địa, Vân.
       Ta nên chú ý là trong hình tròn Bát Quái đồ, người ta có vẽ một chấm tròn nhở màu trắng ở trong phần đen và một châm tròn nhở màu đen ở trong phần trắng. Như thế có nghĩa là dù phần Dương có “khỏi” lên to. Dù mạnh mẽ thế nào chăng nữa cũng vẫn không thể nuốt trọn được phần Âm; và nghịch là dù phần Âm có “trỗi” lên mạnh mẽ thế nào cũng không áp đảo được hoàn toàn phần Dương. Vì trong Dương đã có mầm Âm và trong Âm đã có mầm Dương. Đó là điều kiện cộng tồn của cặp mâu thuẫn.
       Trước hết “Thái Cực” sanh Lưỡng Nghi là Âm Nghi và Dương Nghi gọi tắt là Âm Dương. Phần Dương có Dương cũng có Âm gọi là Thái Dương và Thiếu Âm. Phần Âm có Âm cũng có Dương là Thái Âm và Thiếu Dương. Phần Thái Dương có Dương Kiền và Âm Đoài. Phần Thiếu Âm có Dương Chấn và Âm Ly. Phần Thiếu Dương có Dương Khảm và Âm Tôn. Phần Thái Âm có Dương Cấn và Âm Khôn. Gọi đó là Tiên Thiên Bát Quái do đấng Phục Hy thời Tam Hoàng chế ra. Kiến Vi Phụ. Khôn Vi Mẫu. Chấn trưởng nam. Tốn trưởng nữ. Khảm trung nam. Ly trung nữ; cần thiếu nam. Đoài vi thiếu nữ, đó là Hậu Thiên Bát Quái do Vua Ván Vương đời nhà Thương chế ra.
Kiền Vi Phụ, thuộc Kim. Khảm Vi Trung Nam, thuộc Thủy, cần vi Thiếu Nam, thuộc Thổ. Chấn Vi Trưởng Nam, thuộc Mộc. Tốn vi Trưởng Nữ, thuộc Mộc. Ly vi Trưởng Nữ, thuộc Hỏa. Khôn vi Mẫu, thuộc Thổ. Đoài vi Thiếu Nữ, thuộc Kim. Kiền Khảm Chấn Cấn, vi Dương. Tốn Ly Khôn Đoài, Vi Âm.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong thủy hướng nhà, chọn hướng nhà