Chọn đất để làm mồ mả

       Chọn đất để làm mồ mả (huyệt mộ) là một vấn đề quan trọng hàng đầu, đã được nghĩ đến ngay từ khi trong nhà sắp có người sắp lâm chung, thậm chí còn được để ý tới vào lúc người già đã triệu chứng bệnh yếu. Ngày xưa người ta rất kỹ trong vấn đề chọn đất sao cho tốt ảnh hưởng sự phát đạt, hưng thịnh cho con cháu giống họ sau này.
       Chính vì sự tin tưởng này mà trước khi an táng ông bà, cha mẹ, tang gia bao giờ cũng chọn ngôi huyệt rất cẩn thận và cũng chính vì vậy, những người khá giả thường xây sinh phần để khi nhắm mắt, con cháu đã có sẵn nơi chôn cất khởi phải tìm kiếm.
        Việc tìm đất thường nhờ các thầy địa lý đảm trách Ngôi huyệt sẽ được chọn theo sự mong mỏi của con cháu Có ngôi đất phát giàu cổ, có ngôi đất phát quan sang, lai có ngôi đất đa đinh con cháu đầy đàn, hoặc phát tiếng tám lừng lẫy về một phương diện gì, như văn chương, võ nghệ, v.v…

Chọn đất để làm mồ mả

        Phần nhiều con cháu nhờ kén ngôi đất để xương cốt của ông cha giữ được lâu bền không bị mối, mọt hoặc mục ngõ hầu tránh những điều có thể làm đau xót tổi vong hồn người chết và do đó cũng có hại cho con cháu nữa.
       Tìm hiểu về thuật địa lý ta thấy tìm đất có thể gọi là một nghệ thuật của người xưa, đất cán cứ vào hướng gió và mạch đất do đó địa lý gọi là “phong thủy” vì tìm huyệt cần phải căn cứ vào hướng huyệt để đón gió lành và vào long mạch để nhấn sự mát mẻ của nước ngầm dưới đất .
         Một ngôi huyệt tập trung được đủ mọi yếu tố làm cho đất “vượng” chẳng khác chi đầu não, hướng nhận mọi long mạch chạy tới, có đủ sơn thủy.
        Theo sách địa lý kim cổ ngôi huyệt đứng đất gọi là ”huyệt trường”, phải có “tiền án”, “hậu trầm”, “tả long”, “hữu hổ”, tức là có những mô đất cao thấp tượng trưng cho án huyệt ao nước, tay long, tay hổ. Ngoài ra trước huyệt phải có “minh đường Thủy tụ” phía sau phải có “long mạch thu thúc”, phía ngoài phải có “bàng sa triều củng”, cốt phải có “tụ khí tàng phong”.
        Khoa địa lý xưa phân biệt ngôi huyệt tốt xấu theo các mô đất. ở đây “thương nhất Thôn vi sơn, hạ nhất “Thốn vi thủy”, nghĩa là đất cao hơn một tấc là núi, thấp hơn một tấc là nước.
         Thường tang chủ chọn huyệt ở đất làng hoặc ở các làng lân cận để tiện việc trông nom mồ mả về sau.
        Huyệt dùng cho việc “hung táng”, nghĩa là chôn người mới chết, tuy lựa chọn nhưng cũng không kĩ lưỡng bằng khi chọn huyệt “cát táng”, nghĩa là khi cải táng. Ngôi huyệt lúc cải táng mới là ngôi huyệt vĩnh viễn.