Kinh dịch đưa vào học và nội dung thi cử

      Ở nước ta, từ đời Lý, Kinh Dịch đã sớm đưa vào học và nội dung thi cử. Các cụ thi đỗ đạt không ai là không biết qua về Âm Dương, ngũ hành nhưng phần nhiều cũng còn là cưỡi ngựa xem hoa hay đến mức phổ thông để làm nghề thuốc, địa lý và bói toán, rất ít người nghiên cứu kỹ lưỡng và có hệ thống, có một số sách được viết để lại cũng bị thất lạc. Những nhà tinh thông Kinh Dịch có thể biết được qua một số sách để lại hoặc qua sự nghiệp của các cụ thì có thể kể là: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Nguyễn Thiếp, Lê Quý Đôn với Dịch Kinh phu thuyết gồm 6 quyển hay Trần Cao Vân với Trung Thiên Dịch.
       Những năm gần đây, có thêm một số tác giả đã viết và bàn giải về Kinh Dịch như: cụ Phan Bội Châu, Ngô Tất Tố, Nguyễn Mạnh Bảo, Bưu Cầm, Lê Chi Thiệp, Nguyễn Duy Cần, v.v…

Kinh dịch đưa vào học và nội dung thi cử

       Đối vôi Á Đông chúng ta Kinh Dịch dã được xem là sách căn bản hàng đầu cho tất cả sách khác (Dịch, quán quần kinh, chi thủ) hay như ông Nguyễn Đức Đạt (1825-1889) đã nói vói vua Tự Đức: “Tóm hết sự biến đổi trong thiên hạ, thông suốt tính tình trong thiên hạ không sách nào bằng Kinh Dịch”. (Nam Sơn tùng thoại) thì điều ấy không có gì lạ, bởi đó là nguồn gốc vãn hóa từ Trung Hoa. Nhưng Kinh Dịch đã truyền sao phương Tây và có ảnh hưởng càng ngày càng sâu đậm trong lúc khoa học kỹ thuật càng ngày càng phát triển nhanh chóng.
       Tại phương Tây, theo Alfred Douglas trong quyển The Oracle of Change thì đã có 7 bản Kinh Dịch đã được dịch ra ngôn ngữ Tây Phương. Trong số’ đó, đáng để ý là quyển The texts of Confucianism, The Yi King- Oxford 1889 của Legge đã dịch kỹ và sát nghĩa bản Kinh dịch in năm 1715 đời Khang Hy nhưng chú thích lại sơ sài. Quyển được nhiều nơi xem và thích đọc vì đầy đủ nhất và có giải thích rõ hơn là quyển I Ging das Buch der Wandlungen-Jena 1924 – do Richard Wilhem dịch ra tiếng Đức và quyển The ching or Book of Changes London 1950 do C.F.Baynes dịch từ bản tiếng Đức nêu trên tiếng Anh hoặc quyển Yi King-Le livre des transtomations – Paris 1971 do E.Tienne Perrot dịch từ tiếng Đức ra tiếng Pháp.
      Ngoài số trên, có quyển The symbols of Yi King- Paragon 1934 của Z.D.Sung đã nêu lại một số quẻ trong kinh Dịch phù hợp vói một số định lý, phát kiến khoa học.
Ngày nay, Trung Quốc đang mở rộng giao lưu với thế giới bên ngoài, tiếp xúc với phương Tây để tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ phương Tây, các học giả, khoa học gia, lại đua nhau tìm hiểu thu nhập ván hóa Đông Phương nhất là ở Ấn Độ và Trung Hoa với điều căn bản là Kinh Dịch.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong thủy cửa chính, màu sắc phong thủy