Nghiên cứu kinh dịch

         “Liên hiệp Quốc đã thành lập hội nghiên cứu Kinh Dịch” và đã tổ chức được 4 lần hội thảo quốc tế về Kinh Dịch. Tại ngay mỗi nước như Anh, Pháp, Đức, Mỹ đều có hội nghiên cứu Kinh Dịch. Kinh Dịch đã được ứng dụng dần dần vào khoa học Kỹ thuật Phương Tây.
        Người thực hiện sớm nhất có lẽ là Leibniz, triết gia và toán học gia người Đức (1646-1716) đã quan sát Bát Quái, nghĩ ra phép nhị phân thay cho phép thập phân bằng cách chỉ dùng hai con số: 1 làm Dương và 0 làm Âm để mã vào máy tính điện tử. Hai con số’ này thành mỗi nhóm 6 số và gồm 64 nhóm, khi có điện vào đèn bật là 1 và khi điện tắt là 0, cứ như thể để truyền cho tín hiệu.

Nghiên cứu kinh dịch

         Còn C.G.Jung là một người gốc Thụy Sĩ đã cùng với Freud tạo ra khoa phân tâm học (Psythanalyse). Ông cũng là bạn thân của R.Wilhem, người đã dịch Kinh Dịch ra tiếng Đức. Jung cho là có thể sử dụng Kinh Dịch để tìm hiểu tiềm thức con người trong đó có việc bói toán.
         Lưu Tử Hoa, một nhà bác học Trung Quốc ở Anh cũng nói là đã vận dụng nguyên lý “bát quái” từ năm 1930, đã tìm ra quỹ đạo hành tinh thứ 10 trong hệ Mặt Trời. Hai nhà vật lý học người Mỹ gốc Trung Hoa là Lý Chính Đạo (Tsung Tao Lee), giáo sư đại học Princeton và Dương Chấn Ninh (Tchen Ning Ang), giáo sư Đại Học Columbia đã tuyên bố nhờ nghiên cứu Kinh Dịch mà biết rằng trong thế giới điện tử, phía trái phía phải không như nhau, Dương thì 9 mà âm thì 6, nhưng ở tỉ số là 3/2. Hai ông chứng minh khi hạt nguyên tử nổ thì làm bắn ra những ly tử âm và ly tử Dương, tia Dương bắn xa hơn tia âm theo tĩ lệ 3/2 tạo ra dinh luật cơ ngẫu. Hai ông đã được giải Nobel Vật Lý năm 1957.
        Các bác sĩ Âu Tây ngày nay muốn học qua Đông y đều phải thuộc lý thuyết sinh khắc của Âm Dương ngũ hành, đặc biệt là khoa châm cứu họ đều ngạc nhiên về kinh huyệt có thể châm tê để giải phẫu một cách không đau cho người bệnh.
         Ngày nay người ta đã đem đối chiểu Kinh Dịch với nhiều thuyết triết học, khoa học Tây phương như lý thuyết về nguyên tử thuyết sinh vật tiến hóa của Lạmark Darwin, biện chứng pháp của Hegel, Karl Marx, thuyết tương đối của Einstein với phương trình E=MC2, lý thuyết về vũ trụ và các vì sao. v.v… hầu hết là những lý thuyết quan trọng, người ta hy vọng qua Kinh Dịch sẽ ước đoán để tìm ra những cái mới rồi sẽ dùng khoa học để kiểm chứng lại. Như vậy là đúng với lời của nhà toán học Pháp H.Poincare đã nói: “Phỏng đoán trước rồi hãy chứng minh! Tôi cần cân nhắc lại chăng rằng chính như vậy mà đã có những phát minh quan trọng”. (Deviner avant de démontrer Ai-jebesoln de rappeler que cest anisi que se sont faitestou tes découvertes importantes).
Vậy trước khi dò tìm, phỏng đoán, người ta cũng đã cần có những căn cứ gì rồi.