Âm dương thuật về phương diện trí thức, ngũ hành nạp âm tương khắc

            Âm dương thuật về phương diện trí thức
           Khoa này có tính cách khoa học hơn về ảo thuật về quan niệm, song lại ở trong một tình trạng mập mờ hơn; nên đem áp dụng cho vận mạng của con người, Âm Dương thuật đã trở thành đề tài cho những cuộc tranh luận về ý thức tự do và định mạng thuyết.
          Để tìm một lối thoát cho khoa toán số Âm Dương người ta đã chấp nhận cho khoa này một vị trí trung gian: đồng ý tương lai là do tiên định, nhưng chỉ định trước trong đại cương; Âm Dương thuật cho tiên kiến không phải những sự kiện cụ thể về tương lai, mà là những điều kiện tông quát trong thời gian sẽ đến của một cá nhân hay tập thể, chỉ cho họ thấy trước những điều bất lợi đang chờ đợi họ và như thế họ có thời giờ để chuẩn bị tránh khởi tai nạn. Chẳng khác nào một con đường từ đầu này đến đầu kia đã vạch sẵn rồi, song trong khi tiến bước người ta vẫn có thể lách qua những chặng chông gai, hầm hố.

Âm dương thuật về phương diện trí thức, ngũ hành nạp âm tương khắc

          Như vậy, Âm Dương thuật đứng ngoài ảnh hưởng của các khó khăn về tâm lý trong vấn đề tự do của con người; và muốn được hữu hiệu, dĩ nhiên khoa này phải dự tính cả sự tự do của Thượng Đế và sự tự do của con người.
            NGŨ HÀNH NẠP ÂM TƯƠNG KHẮC
          Theo chánh Ngũ Hành, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Mới lần thấy khác là luôn luôn có tai hại.
          Theo Ngũ Hành Nạp Âm, có khi hành này khác hành kia không phải là xấu, lại nhò khắc đó mà ra tốt. Chớ không phải mới lần khắc là xấu cả.
           Thỉnh thoảng xem 5 bài thơ sau đây, mới bài thuộc về một hành.
           Hành Kim
           Sa trung, Kiếm phong lưỡng ban cầm
           Nhược cư Chấn địa tiện tương xâm
           Ngoại hữu tứ Kim tu kị hỏa,
           Kiếm sa vô hỏa, bất thành hình.
           Nghĩa:
          Hai thứ Ngũ Hành Nạp âm, là: Sa Trung Kim và Kiếm Phong Kim, nếu gặp Mộc thì nó khắc ngay.
          Ngoài ra bốn thứ Kim khác là Hải Trung Kim, Bạch Lạp Kim, Kim Bạc Kim, Xoa Xuyến Kim, đều là kị Hỏa.
          Còn Kiếm Phong Kim và Sa Trung Kim chẳng những không kị Hỏa mà còn phải nhờ Hỏa mới nên hình (thành món khí cụ). Nhưng nếu can chi gặp xung khắc (ha xung) ví dụ: Nhâm Thân, Quý Dậu là Kiếm Phong (Kim gặp Bính Dần, Đinh Mẹo là Lư Trung Hỏa) thì phải tránh là tốt hơn.