Một số danh từ chuyên môn trong thuật phong thủy

      Chúng ta có thể nói rằng Kinh Dịch là nguồn gốc của tất cả các khoa học đông phương, từ thuật số, bói toán, y học, nông nghiệp, sinh vật học, sinh lý học, vật lý, hóa học cho đến văn học…
       Dịch có thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái.
      Thuật địa lý, phong thủy cũng từ gốc Kinh dịch mà ra, do đó chúng ta còn thâm hiểu Kinh dịch thi nghề địa lý phong thủy cũng cao sâu nhiều. Trong phạm vi bài này ta chỉ cần tìm hiểu những tiêu đề chủ yếu từ kinh dịch riêng biệt cho thuật Phong thủy.
       Ý nghĩa tên gọi các cung trên bát quái đồ
       Nhìn vào bản Bát quái đồ (8 quẻ) ta thấy có sự sắp xếp cấu trúc các cung từ đó cũng có những tên gọi ý nghĩa khác nhau. Bát quái đồ là một hình vẽ có tám canh bằng nhau mới cạnh bằng 45°, gọi là cung, như vậy bát quái có 8 cung chuyển dịch theo vòng tròn gồm có: Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tôn, Ly, Khôn, Đoài.

Một số danh từ chuyên môn trong thuật phong thủy


        Cung mạng trạch là cung bổn mạng của chủ nhà.

        Cung này không nằm trong hệ thống 8 cung nói trên, mà đặt ở trung tâm của bát quái đồ, tất cả mới người trên thế giới này đều chịu ảnh hưởng của một trong 8 cung bổn mạng. Người mạng Kiền gọi là Kiền mạng trạch, người mạng Khảm gọi là Khảm mạng trạch, và cứ như vậy tính cho tới cung đoài. Tổng cộng là 8 mạng trạch nghĩa là có 8 kiểu hình bát quái.

        Muốn biết chủ nhà thuộc mạng trạch gì, cần phải tra tìm trong bảng Bát trạch tam nguyên (có in trong bộ sách này), sẽ có phương pháp hướng dẫn tìm cung phi (tức cung mạng trạch của nam và nữ).

        Cung phương hướng

       Đó là ô trong hình bát quái cũng gọi tên bằng quẻ của bát quái mới quẻ chỉ có một phương hướng cố định nghĩa là dù ta có 8 hơn cung mang trạch của chủ nhà. Bát cung là 8 cung: Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tôn, Ly, Khôn, Đoài. Cung nào cũng có ba gạch song song với nhau: gạch trên, gạch giữa và gạch dưới, có gạch đứt có gạch liền. Trong 8 cung chỉ có cung Kiền là 3 gạch đều liền và cung Khôn có 3 gạch đều đứt. Còn các cung kia có gạch đứt có gạch nối liền, nhưng chỉ có một gạch cũng đủ biết hai gạch kia. Thí dụ nói cung Khảm gạch giữa liền tất nhiên là 2 gạch kia đứt. Hai gạch kia là hai gạch trên và gạch dưới vậy. Muốn xác định 8 hướng trên đây cho một ngôi nhà. Ta sử dụng la bàn và một bát quái có cung mạng đúng với chủ nhà.

         Lưu ý: Ta không thể theo 4 phương hướng chu vi của ngôi nhà, đề tự định hướng được, không bao giờ có sự chấp nhận là ngôi nhà nào đó, phía mặt tiền, phía hậu, bên hông phải, bên hông trái là hướng nào cả. (Nên theo hướng của kim la bàn).