Những hào liền nhau

        Sự tương quan giữa hai hào liền nhau không quan trong bằng sự tương quan giữa những hào ứng nhau, cho nến dưới đây chúng tôi chỉ xét qua thôi.
         Nguyên tắc là hai hào liền nhau thì một dương (xét về thể) một âm mới tốt. Có tất cả 5 cặp: 1-2, 2-3, 3-4, 4-5, 5-6.
         – Quan trọng nhất là cặp 4-5 vì hào 5 là vua, hào 4 là đại thần ở bên cạnh vua.
        Hào 4 mà nhu (âm), hào 5 mà cương (dương) thì thường tốt, vì cả hai hào đều chính vị, mà vị đại thần ở bên cạnh vua cần phải tôn trọng vua; không như hào 2 ở xa vua, chưa có chức phận gì, chỉ có tài đức, tiếng tăm thôi, không nhất thiết phải nghe theo mọi lời của vua.

Những hào liền nhau

        Ngược lại, nếu 4 là cương, 5 là nhu thì thường xấu: đại thần có thể lấn quyền vua. Tôi thường nói, vì có khi tốt, như trường hợp quẻ Lôi Địa Dự. Còn phải tùy theo theo ý nghĩa của quẻ nữa.
        – Cặp 5-6 cũng nên xét. Nếu 5 là âm, 6 là dương thì thường tốt vì vua tự đặt mình dưới một hiền nhân (hào 6), nghe lòi hiền nhân thì mọi sự sẽ tốt.
        Ngược lại, nếu 5 là dương, 6 là âm, thì xấu vì hào 6 không vì hào 6 không giúp được gì cho hào 5 cả. Chúng ta thấy trong trường hợp trên, hai hào 5 và 6 đều không chính mà ý nghĩa lại tốt; trong trường hợp dưới, hai hào đó đều chính cả (dương ở dương vị. Âm ở âm vị) mà ý nghĩa lại xấu.
         Một lần nữa, trong Dịch, không có quy tắc gì luôn luôn đúng, mà có rất nhiều ngoại lệ, phải tùy thời mà xét.
        – Cặp 3-4 có một điểm giông nhau: cả hai đều ở khoảng nội quái bước qua ngoại quái, còn hoang mang không biết nên tiến hay thoái, cho nên còn có tên là “tế” (ở giữa, ở trên bờ), là “nghi” (nghi ngờ).
       Còn hai cặp 1-2, 2-3 không có gì đặc biệt, nên không xét.