Cũng theo một cổ tục có những thường hợp người ta cho rằng “mả kết”, có những điểm hay, không nên cải táng gọi là tường thụy:
1. Thấy con rắn vàng sống ở mả hay khí vật gì. Đất ở đây thịnh, mả kết nên rắn hoặc khí vật mới ở trong đó (long xà khí vật)
2. Khi mở nắp quan tài thấy dây leo tơ hồng quấn quít ở chỗ áo quan hoặc có những giọt nước trắng như sữa ở bên ngoài hoặc trong áo quan những giọt nước này hơi ấm. Mả như vậy có sinh khí và đã kết, phải lấp lại ngay.
3. Một hơi ấm tiết ra ở mộ, trong huyệt lại khô ráo. Đất đây tốt cũng phải lấp ngay.
4. Những xương cốt dính liền vào nhau kết thành tượng, mả này kết thành tượng rất quý, phải lấp lại.
1. Thấy con rắn vàng sống ở mả hay khí vật gì. Đất ở đây thịnh, mả kết nên rắn hoặc khí vật mới ở trong đó (long xà khí vật)
2. Khi mở nắp quan tài thấy dây leo tơ hồng quấn quít ở chỗ áo quan hoặc có những giọt nước trắng như sữa ở bên ngoài hoặc trong áo quan những giọt nước này hơi ấm. Mả như vậy có sinh khí và đã kết, phải lấp lại ngay.
3. Một hơi ấm tiết ra ở mộ, trong huyệt lại khô ráo. Đất đây tốt cũng phải lấp ngay.
4. Những xương cốt dính liền vào nhau kết thành tượng, mả này kết thành tượng rất quý, phải lấp lại.
5. Cho dù rằng nằm dưới đất, trũng đất ruộng, mả tự nhiên bồi đất lớn ra, như vậy là mả phát, gia đình con cháu làm ăn phát đạt, giàu có hay đỗ đạt.
Người ta phải chọn ngày thích hợp với việc cải táng tránh ngày khắc với tuổi người chết. Trước hôm cải táng, phải làm lễ, cáo vong và cáo gia tiên. Ngày táng lại phải lam lễ khấn thổ thần nơi mả xin đào lên, và cúng thổ thần nơi sắp đem chôn lại.
Sau khi đào đất, cạy nắp quan tài người ta thu lượm từng cái xương, chăm chút không bở sót; để cho khỏi bở lại những mẫu xương đốt ngón tay ngón chân. Lúc liệm trước kia, chân tay người chết thường được bao bằng những cái túi vải nái tơ bền không rách nát, lúc bốc mộ thì việc giở những cái túi đó lên, lượm xương dễ dàng khỏi phải tìm kiếm.
Xương được rửa sạch, xếp gọn vào một cái hũ sành rải nước ngũ hương, phủ giấy trang kim, đậy nắp hũ, đem táng nơi khác xa gần tùy đất đã chọn, không bao giờ lại táng luôn nơi cũ.
Trong khi lượm rửa xương, người ta phải kiêng giữ không để cho ánh mặt trời soi vào. Nhà giàu sang gói bọc xương bằng gấm vóc như liệm lúc chết, và ngoài hũ sành lại có quách bằng gỗ quý sơn son trang trọng.
Việc thu nhặt xếp xương vào hũ sành gọi là sang tiểu (vì hũ sành được gọi là tiểu sành). Tục ngữ xưa có câu: “Đợi sang tiểu” là có ý nói đợi đến chết cũng chưa làm được.
Áo quan được tháo gỡ. Những tấm gỗ tốt dày dặn dầu cho là gỗ vàng tâm cũng không được dùng làm gì ngoài việc bắc cầu trên đường, hoặc lót chuồng trâu, chuồng ngựa hay chắn chuồng heo.
Ngày cải táng, con cháu lại phải để tang một lần nữa nhiều gia đình lại khóc lóc thảm thiết. Cải táng xong, gia đình về làm lễ cúng vong và gia tiên và ăn uống trong tinh thần gia tộc.
Xưa, nhiều thầy dạy học sống cuộc đời thanh bạch được các học trò của mình cùng nhau lãnh việc cải táng, xây mộ phần và tế yên mồ rất trọng thể.
Sau khi cải táng, mới được thỉnh lư hương và thân chủ sang nhà thờ chung ở gian giữa với tổ tiên, nếu không muốn thờ riêng như trước ở gian bên.
Khi “hung táng” mộ đắp hình chữ nhật theo chiều đặt quan tài lúc hạ rộng, khi “cải táng” người đắp hình tròn gọn hơn nếu không xây đắp hoa mĩ.