Nói chi đến việc làm, một lời nói cũng có thể có hậu quả của nó, tức là cái “Khẩu nghiệp” của nhà Phật vậy.
Tóm lại, Kinh Dịch nêu ỷ niệm thời gian để tập cho người ta suy nghĩ đến tương lai, nếu tốt thì khuyên khích góp công vào. Nếu xấu thì lo tránh hay ngăn đón trước
Chẳng những ý niệm thời gian liên quan đến tương lai, mà nó cũng kéo ngược ta trở lại quá khứ nữa.
Cái quá khứ, thường là cái nguyên nhân của hiện tại, cho nên, để ý đến dĩ vãng cũng rất cần trong đạo xử thế.
Nếu ta để ý biết cái hoàn cảnh đã qua của một người nào thì ta dễ hiểu việc làm hiện tại của người đó. Như thế, việc phán đoán một sự việc hay một người, mối ít sai lầm và mói dễ hợp tình, hợp lý.
Tóm lại, Kinh Dịch nêu ỷ niệm thời gian để tập cho người ta suy nghĩ đến tương lai, nếu tốt thì khuyên khích góp công vào. Nếu xấu thì lo tránh hay ngăn đón trước
Chẳng những ý niệm thời gian liên quan đến tương lai, mà nó cũng kéo ngược ta trở lại quá khứ nữa.
Cái quá khứ, thường là cái nguyên nhân của hiện tại, cho nên, để ý đến dĩ vãng cũng rất cần trong đạo xử thế.
Nếu ta để ý biết cái hoàn cảnh đã qua của một người nào thì ta dễ hiểu việc làm hiện tại của người đó. Như thế, việc phán đoán một sự việc hay một người, mối ít sai lầm và mói dễ hợp tình, hợp lý.
Có thể tóm tắt mục này như sau:
Ở đời không có cái gì là tường cữu, vĩnh cửu cả. Cái gì cũng có thể thay đổi, biến dịch theo thời gian, nhưng mau hay chậm, đáp ứng tâm trí con người hay không, ấy là do con người phần lớn vậy. Thế nên, làm điều gì, cần nghĩ đến nhân quả, để mà cân nhắc thận trọng. Phán, đoán một người nào, một sự kiện gì ta nên xét hoàn cảnh riêng biệt của người ấy, việc ấy, trên khía cạnh thời gian? không gian.
Ý nghĩa trung dung
Tam tài, tức thiên địa nhân: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Thiên thời ảnh hưởng đến địa lợi; nói cách khác,
hoàn cảnh ăn chịu với thời gian như thế nào, đã thấy ở trên. Nhân hòa nghĩa là con người phải hòa hợp thời gian với hoàn cảnh ra sao, chính là vấn đề trung dung vậy.
Theo nghĩa thông thường, trung dung là ở chính giữa hai cực đoan, không thiên bên nào, vừa chừng, vừa phải.
Nhưng sao mới gọi là vừa phải? Đó mới là chở khó. Nhưng ta cũng tạm lấy một tiêu chuẩn. Lẽ đương nhiên, lẽ phải của số đông cho là vừa phải, ấy là vừa phải.
Kỹ thuật, trung dung rất khó định, nếu hiểu theo dịch lý. Nó có nghĩa là đúng thời cơ. “Thời” được tượng trưng bằng hào trên, và “cơ” là nền tảng (thay vì máy móc) thì được tượng trưng bằng hào dưới. Còn “người” là hào giữa, đắc trung, hành động đúng lúc, trong hoàn cảnh nhất định, ấy là trung dung.
Sở dĩ khó định vị trí của trung dung là vì một bên là thời gian một bên là không gian, nghĩa là hai yếu tố không đồng chất.