“Cải táng” là tục lệ của một số địa phương và là việc làm của một số gia đình câu nệ. Tục này sở dĩ có là vì các lý do kể sau:
1. Vì hoàn cảnh nhà nghèo, khi cha mẹ mất phải mua tạo cỏ ván xấu, không bền chắc, đợi ba năm cải táng để dùng tiểu sành (hũ đựng cốt) có thể tồn tại được thiên niên vạn đại. Ngày nay cũng có cải táng, đa phần vì các lý do giải tỏa đất khi có các chương trình phát triển đô thị nối rộng các khu dân cư hay các khu công kỹ nghệ.
1. Vì hoàn cảnh nhà nghèo, khi cha mẹ mất phải mua tạo cỏ ván xấu, không bền chắc, đợi ba năm cải táng để dùng tiểu sành (hũ đựng cốt) có thể tồn tại được thiên niên vạn đại. Ngày nay cũng có cải táng, đa phần vì các lý do giải tỏa đất khi có các chương trình phát triển đô thị nối rộng các khu dân cư hay các khu công kỹ nghệ.
2. Gặp lúc bất lợi do thời tiết mùa màng, nhiều gia đình trong vùng đất đồng chiêm mùa nước lụt, hay đất lở, hoặc khi có người chết phải mai táng tạm bợ ở những nơi không được vừa ý. Ở miền Nam, tại những vùng nước nổi vào những thời kì nước dâng cao, không còn đất để chôn, nhiều nhà nghèo phải lấy chiếu bó thây neo bằng cối đá, đợi lúc nước rút hết đi, lượm xương cải táng lại.
3. Xa xứ, người chết ở một nơi xa, phải tạm chôn nơi đất khách quê người, về sau đem hài cốt về quê hương cải táng.
4. Tin theo khoa địa lý, một số người thấy chỗ mả tự nhiên đất sụp vô cớ nứt thành đường, hoặc cây cỏ mọc trên mả tự nhiên khô héo dần thì cho rằng người chết nằm không yên.
5. Trong nhà có dâm loạn, trai gái bỗng nhiên hư hỏng làm mất thanh danh gia đình dòng họ.
6. Trai gái hóa ra điên cuồng, hóa tai chết chóc.
7. Người mất của mất sinh ra kiện tụng nhau.
8. Cầu danh phú quý, nhờ khoa địa lý tìm ‘long mạch’, chở hưng phát.
9. Có khi ở trong nhà làm ăn lủng củng, hư hao sản nghiệp, con cháu có đứa đâm ra ngỗ nghịch đến mức gây án mạng, hay là trong nhà có nhiều người thường hay đau yếu, nhất là trọng bệnh thì người ta cho rằng đất chôn sát mạch sát hướng, hoặc là tại động mả vì có rễ cây mọc, xâm nhập vào quan tài, hoặc là có bất cứ một lẽ gì làm cho hài cốt không được yên.
Xưa nay, khi trong nhà làm ăn không khá lại lủng lẳng đau yếu luôn thì người ta cải táng mồ mả thân nhân.
Theo tục lệ xưa, chôn lúc mới chết là “hung táng”. Ba bốn năm sau tang gia lo “cải táng” nghĩa là bốc mộ thu gom cốt đi chôn lại tại một nơi khác, người bình dân gọi là bốc mộ nói chữ cát táng, cải cát.