Gieo quẻ luận giải

      Lần đầu gieo như vậy, được nét nào (dương hay âm) hay hình nào (vòng tròn hay chữ X), bạn vạch nét đó hay vẽ ảnh đó ở dưới thấp nhất, thế là được hào 1.
      Gieo lần thứ nhì, cũng như trên, rồi tùy kết quả, cũng vạch nét hay vẽ hình lên trên hào 1, thế là được hào 2.
      Làm như vậy 6 lần, được 6 hào, cứ lần sau đặt lên trên lần trước, lần thứ 6 ở trên cùng. Ví dụ gieo lần đầu, bạn được một hào âm tĩnh (một đồng ngửa) lần thứ nhì được một hào dương tĩnh (một đồng sấp) lần thứ ba được một hào âm tĩnh, lần thứ tư, thứ năm, thứ sáu đều được những hào dương tĩnh, thì khi vạch xong các nét, bạn được quẻ Thiên Thủy Tụng dưới đây:

Gieo quẻ luận giải
    
     Quẻ đó là quẻ linh, vì không có hào động nào cả.
     – Nếu lần gieo thứ năm, bạn được ba đồng sấp, tức là dương động thì bạn vạch như sau: Cũng vẫn là quẻ Thiên Thủy Tụng nhưng có hào 5 đông quẻ Tụng này động. Động tin biến. Dương động thì biến thành âm, ngược lại nếu âm động thì biến thành dương.
      Đây là dương động, vậy hào 5 biến thành âm, và bạn được quẻ biến như sau:
      Quẻ đó là quẻ Hỏa Thủy Vị tế. Như vậy là quẻ Thiên thủy Tụng biến ra quẻ Hỏa Thủy vị tế.
      Nếu gieo lần thứ nhất, bạn được ba đồng ngửa tức hào âm động thì bạn vạch như sau: 
     Cũng vẫn quẻ Thiên thủy Tụng, nhưng có một hào động Hào là 1 âm, động thì biến thành dương, thành quẻ biến như:
      Quẻ đó là quẻ Thiên Trạch Ly. Như vậy là quẻ Thiên Thủy Tụng biến ra quẻ Thiên trạch Ly.
      Khi bói người ta xét cả hai quẻ của biến và biến rồi để biết sự việc lúc mói đầu ra sao, khi biến sẽ ra sao.
     Tóm lại, độc giả chỉ cần nhớ: ba đồng tiến cùng ngửa hết hay cùng sấp hết thì gọi là động. Động thì dương biến thành âm, âm biến thành dương, mà một quẻ thành hai quẻ. Có trường hợp hai, ba hào cùng biến trong một quẻ, phải đổi hết hai ba hào đó một lượt và cũng chỉ ước một quẻ biến thôi. Nếu không có lần nào động thì quẻ hoàn toàn tĩnh và không biến thành quẻ khác.