Hệ từ hạ truyện chương 9 nói:
– “Hào sơ không biết, hào thượng dễ biết (kì sơ nan tri, kì thượng dị trĩ)”.
Điều đó dễ hiểu, hào sơ trở lúc mới vào cuộc, chưa có thành tích, chưa biết sự việc sẽ biến chuyển ra sao, cho nên khó biết được giá trị, công dụng của nó. Nó hào thượng trở lúc mãn cuộc có thành tích, tài năng gì hay không, đã biết rồi, việc đã làm ra sao, tương lai ra sao đã rõ cả rồi.
Trong khi đoán quẻ, ít khi người ta quan tâm tới tác động của hai hào ấy mà chú trọng tới bốn hào trung gian hơn.
– So sánh hào 2 và hào 4: "…cùng công mà khác bậc, cái hay cũng khác nhau ". Hào 2 được nhiều tiếng khen, hào 4 thì bị nhiều lo sợ” (nhị dữ tứ đồng công nhi dị vị, kỳ thiện bất đồng. Nhị đa dư, tứ đa cụ).
– “Hào sơ không biết, hào thượng dễ biết (kì sơ nan tri, kì thượng dị trĩ)”.
Điều đó dễ hiểu, hào sơ trở lúc mới vào cuộc, chưa có thành tích, chưa biết sự việc sẽ biến chuyển ra sao, cho nên khó biết được giá trị, công dụng của nó. Nó hào thượng trở lúc mãn cuộc có thành tích, tài năng gì hay không, đã biết rồi, việc đã làm ra sao, tương lai ra sao đã rõ cả rồi.
Trong khi đoán quẻ, ít khi người ta quan tâm tới tác động của hai hào ấy mà chú trọng tới bốn hào trung gian hơn.
– So sánh hào 2 và hào 4: "…cùng công mà khác bậc, cái hay cũng khác nhau ". Hào 2 được nhiều tiếng khen, hào 4 thì bị nhiều lo sợ” (nhị dữ tứ đồng công nhi dị vị, kỳ thiện bất đồng. Nhị đa dư, tứ đa cụ).
Hai hào đó ở vị trí ngẫu (chẵn) giống nhau ở đó; nhưng hào 2 đắc trung, hào 4 không, lại thêm vào hào 2 ở xa hào 5 (xa vua) bậc thấp và được hào 5 ứng viện, cho nên để làm được việc và dễ được khen; còn hào 4 không đặc trung mà lại ở giữa hào 5 (vua ở bậc cao) nên phải lo sợ, nhất là hào ứng là hào 1, còn non nớt quá, không giúp nó được gì, trong khi nó mới ở nội quái bước lên ngoại quái, còn hoang mang bỡ ngỡ.
“Hào 3 và hào 5 cùng công mà khác bậc, hào 3 nhiều cái xấu hào 5 nhiều công” (tam dữ ngũ đồng công nhi dị vị, tam đa hun, ngũ đa công).
Hai hào đó giống nhau ở điểm cùng ở vị trí cơ (lẻ) cả đồng công, nhưng bậc khác nhau (hào 5 ở bậc cực cao, hào 3 ở bậc thấp). Hào 5 đắc trung có ứng là hào 2 mà lại. Ở bậc cao, cho nên làm được những việc lớn, có nhiều công; còn hào 3 ở trên cùng nội quái, ở đầu cấp dưới, địa vị còn thấp, trông vào người giúp mình thì chỉ có hào 6 ở trên cùng đến thời suy, hết quyền hành rồi, không viện trợ được gì; lại nữa hào 3 bất đắc trung, nếu là hào âm tin thêm bất chính, do đó mà Hệ từ cho là “đa hung”.
Ngày nay người ta bói quẻ bằng cách giao ba đồng tiền vào lòng một cái chén.
Nếu một đồng sấp (1) thì là dương, vạch một nét dương.
Nếu một đồng ngửa (2) thì là âm, vạch một nét âm.
Trong hai trường hợp đó, hào đều gọi là tĩnh cả.
Nếu ba đồng cùng sấp thì cùng là dương, bạn vẽ một vòng tròn o.
Nếu ba đồng đều ngửa thì cũng là âm, bạn vẽ một chữ X.
Nhưng trong hai trường hợp này, hào đều gọi là động cả.