Phong thủy chùa

          Chùa là nơi thờ phật của phật giáo
           Nhà sư chiếm nhiều ngọn núi nổi tiếng, điều này thì ai cũng biết: phật giáo chiếm núi Nga Mi, Phố Đà, Ngũ Đại, Cửu Hoa. Đạo giáo chiếm núi Thanh Thành, Võ Đưòng. Hễ là núi nổi tiếng là có chùa chiền của tôn giáo.
           Vì sao các tăng lữ phải chiếm cứ danh sơn? Vì danh sơn Phong Thủy tốt, thu hút du khách, du khách càng đông, hương khói càng vượng. Lại nữa, phố xá đã bị quí tộc thế tục lũng đoạn, các tăng lữ chỉ còn cách nương thân. Núi là nơi thích hợp nhất cho chuyện tu hành.

Phong thủy chùa

          Ngay từ thời Đông tấn, Tuệ viễn pháp sư đã “xây cất tịnh xá tận hưởng cái đẹp của núi rừng” tại Lư Sơn . Nam Triều, cách sống đố càng nhiều, “Nam triều có 480 chùa, tất cả đều ẩn trong mây núi”. Các nhà sư hết năm này sang năm khác, ngày này sang ngày khác vẫn du thiên hạ vừa truyền giáo, vừa tìm đất lành. Tự tại thiều sư đời Đưòng từng “sai đệ xuống Giang Nam chọn nơi tốt về Phong Thủy để chuẩn bị cho viên tịch sau này”. Cuộc tranh chấp Thanh Thành sơn giữ Phật giáo và Đạo giảo đã sử dụng đến đao kiếm trên qui mô lớn, chuyện đến tai triều đình, nhà vua phải đứng ra giải quyết.
         Chiếm danh sơn rồi, còn phải giởi tìm địa điểm xây dựng chùa, quan. “Quốc trị – Tướng địa thiên” đề xuất: “Tính toán để xây một chùa nhở đủ để bao quát một cảnh quan rộng lớn”. Nói vậy có nghĩa là phải làm cho chùa chiền và danh sơn hình thành một bố cục. “Ngàn núi vây quanh một chùa, một chùa trấn ngàn núi” phải lấy điểm không chế diện, thông thạo trong việc chọn điểm cao, điểm chuyển tiếp, điểm trắng để chùa, miếu được đặt ở vị trí đẹp nhất.
Chùa, miếu phải xử lý tốt mối quan hệ dựa lẫn nhau của sông núi. “núi lấy sông làm mạch, sông lấy núi làm bộ mặt”. “Núi được sông thì sống, sông được núi thì đẹp”. Dựa vào núi, mặt quay ra sông, giỏi mượn cánh, nhượng cảnh sử dụng tài tình địa hình thiên nhiên, khiến kiến trúc hài hòa với thiên nhiên.
         Chùa, miếu thường chọn trên đinh núi cao nhất, hoặc lưng chừng núi, hoặc dụ vào viện đá cheo là để tiện phóng tấm mắt đi xa, cúi nhặt Thế Giới trần tục. Khi ngửa mặt nhìn lên chùa ẩn trong mây, người ta sẽ nghĩ đó là môi giới giữa thần và người, là trạm trung chuyển từ thượng giới xuống trần gian, là nơi vô cùng bí ẩn, thần thánh Từ đó nâng cao địa vị của chùa chiền trong con mắt người đời.

Đọc thêm tại: http://phongthuyvadialy.blogspot.com/2015/05/phong-thuy-khu-pho.html