Từ xưa đến nay có nhiều phép đoán quẻ. Tùy từng quẻ người ta cho mới hào một ý nghĩa: hoặc là mình (Thế: tức đi xin quẻ), người kia (ứng: tức kẻ làm ăn với mình hay muôn xin mình, giúp mình, hại mình…); hoặc là ý nghĩa cha mẹ, anh em, con cái, quan chức, tiền của, bệnh tật…
– Lại cũng tùy quẻ người ta cho mới hào thuộc vào một hành nào trong ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thọ), ngày tháng xin quẻ cũng vậy.
– Rồi cứ theo luật ngũ hành tương sinh tương khắc Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hoả, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, xem hào nào sinh hay khắc hào nào, hào nào tốt, hào nào xấu. Điều mình xin được như ý không, bao giờ việc sẽ xảy ra…
– Rồi cứ theo luật ngũ hành tương sinh tương khắc Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hoả, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, xem hào nào sinh hay khắc hào nào, hào nào tốt, hào nào xấu. Điều mình xin được như ý không, bao giờ việc sẽ xảy ra…
Đôi khi người ta cũng dùng ý nghĩa của quẻ (như dược quẻ Thái, quẻ Tấn thì cho là tốt, quẻ Bĩ, quẻ Kiến thì cho là xấu), nhưng đó chỉ là phụ không khi nào người ta dùng ý nghĩa của hào (hào từ) mà rất chú trọng tối luật ngũ hành tương sinh, tương khắc kể trên.
Vậy Kinh Dịch ngày nay đã mất tính cách sách bói, mà mang tính cách thuần khiết, mặc dầu 64 quẻ vẫn được dùng để bói.
Môn đoán số bằng 64 quẻ dịch
Hơn nữa, từ đời Tông, Trần Đoàn đã tìm được cách dùng 64 quẻ để đoán số mạng của con người, lập ra môn Bát tự Hà Lạc, Hà là Hà Đổ, Lạc là Lạc Thư, còn bát tự là bôn chữ can của năm, tháng, ngày, giò đó. Ông chuyển bát tự tám chữ đó ra con số Hà Lạc, rồi lại chuyển số Hà Lạc ra quẻ Dịch sau cùng chỉ cho ta cách coi những quẻ đó mà đoán vận mạng của ta, thời nào, năm nào, tốt hay xấu, nếu xấu thì nên có thái độ ra sao, hành động ra sao…
Lạ lùng nhất, là cách đoán số đó cũng có nhiều khi đúng không kém số Tử Vi cũng của Trần Đoàn tìm ra Thi sĩ Tản Đà về già tin nó lắm.
* Cách giải thích tên quẻ
Tám quẻ nguyên thủy: Kiền, Khôn, Ly, Khảm, Cấn, Đoài, Chấn, Tốn đã có tên từ trước Văn Vương, đức là biểu tượng của mới quẻ đã được truyền lại từ lâu, nên Thoán truyện không cần giải thích tên quẻ. Còn các quẻ khác, Thoán truyện chỉ giải thích tên. Cách giải thích bất nhất, không theo nguyên tắc nào cả.