NGUYỆT KIẾN
Nguyệt Kiến tức là lệnh của tháng, nắm quyền một tháng, chủ trì lệnh của tam tuần. Một tháng có 30 ngày thì nó nắm quyến tất cả, nó quyết định ý chính của mọi quẻ, kiểm soát sự thiện ác của 6 hào, theo đúng quyền sinh quyền sát. Nguyệt kiến có thể trợ giúp các hào suy nhược hoặc làm yếu các hào, chế phục sự động biến của hào, phù trợ phi thần, phục thần. Nguyệt Kiến nắm quyền chủ soái, giúp hào suy nhược hoặc sinh hợp với hào để biến suy thành vượng. Sự vượng có thể khắc những cái xung, những hình phạt lại những cái phá. Nguyệt Kiến cũng có thể chế phục hào biến, hào động khắc chế hào tĩnh. Đối với những quẻ có ẩn chứa phục thần, phi thần thì Nguyệt Kiến có thể xung khắc phi thần, trợ giúp phục thần làm cho quẻ trở nên tốt hơn.
Nguyệt Kiến hợp với hào thì tốt, hào bị Nguyệt Kiến xung thì hào vô dụng. Quẻ không có dụng thần có thể lấy Nguyệt Kiến làm dụng thần, không cần tìm mượn phục
thần. Nguyệt Kiến nhập quẻ động làm nguyên thần là phúc càng to. Động mà làm kỵ thần là đã xâu thêm Xấu. Nguyệt Kiến không nhập quẻ thì ứng chậm, nhập việc ứng nhanh.
Nguyệt Kiến tức là lệnh của tháng, nắm quyền một tháng, chủ trì lệnh của tam tuần. Một tháng có 30 ngày thì nó nắm quyến tất cả, nó quyết định ý chính của mọi quẻ, kiểm soát sự thiện ác của 6 hào, theo đúng quyền sinh quyền sát. Nguyệt kiến có thể trợ giúp các hào suy nhược hoặc làm yếu các hào, chế phục sự động biến của hào, phù trợ phi thần, phục thần. Nguyệt Kiến nắm quyền chủ soái, giúp hào suy nhược hoặc sinh hợp với hào để biến suy thành vượng. Sự vượng có thể khắc những cái xung, những hình phạt lại những cái phá. Nguyệt Kiến cũng có thể chế phục hào biến, hào động khắc chế hào tĩnh. Đối với những quẻ có ẩn chứa phục thần, phi thần thì Nguyệt Kiến có thể xung khắc phi thần, trợ giúp phục thần làm cho quẻ trở nên tốt hơn.
Nguyệt Kiến hợp với hào thì tốt, hào bị Nguyệt Kiến xung thì hào vô dụng. Quẻ không có dụng thần có thể lấy Nguyệt Kiến làm dụng thần, không cần tìm mượn phục
thần. Nguyệt Kiến nhập quẻ động làm nguyên thần là phúc càng to. Động mà làm kỵ thần là đã xâu thêm Xấu. Nguyệt Kiến không nhập quẻ thì ứng chậm, nhập việc ứng nhanh.
Ví dụ: ngày Canh Tuất tháng Dần, đoán cầu tài được quẻ “Đại Hữu”.
Hoả thiên đại hữu
Quan quỷ tị hỏa, ứng
Phụ mẫu mùi thổ
Huynh đệ dậu kim.
Phụ mẫu thin thổ thế
Thê tài dần mộc.
Tử tôn tí thủy.
Hào tài dần mộc là quẻ dụng, lâm Nguyệt Kiến khắc quẻ thế nên chắc chắn la khắc được. Nhưng tuần này là không, nên phải chờ đến nửa tuần Giáp Dần để hào Dần xuất không thì mới được. Quả đúng là ngày Giáp Dần thi cầu tài đạt được.
NGUYỆT PHÁ
Tháng giêng: Thân phá, tháng hai: Dậu phá, tháng ba: Tuất phá, tháng tư: Hợi phá, tháng năm: Tý phá, tháng sáu: Sửu pha, tháng bảy: Dần phá, tháng tám: Mẹo phá, tháng chín: Thìn phá, tháng mười: Tị phá, tháng mười một: Ngọ phá, tháng mười hai: Mùi phá.
Nguyệt Kiến xung hào là Nguyệt Phá. Ví dụ, tháng giêng Nguyệt Kiến Dần, xung hào Thân ở trong quẻ thi Thân gặp Nguyệt phá. Những tháng khác cũng giải thích tương tự. Dụng thần lâm Nguyệt phá là điềm rủi ro. Nguyệt Phá là rễ khô, gỗ mục, gặp nó thì rất khó khăn, nếu bị thương tổn lại càng thương tổn. Nếu có quẻ dụng thần, nhưng gặp Nguyệt Phá thì có cũng như không. Nếu quẻ có phục thần mà gặp Nguyệt Phá thì cũng vô dụng. Quẻ có nhật thần sinh, nếu gặp Nguyệt Phá thì cũng không thể sinh được; quẻ có hào động làm kỵ thần, nếu gặp Nguyệt Phá thì cũng không thể bị hại được. Nếu quẻ có hào biến mà gặp Nguyệt Phá thì không thể khắc phục được hào động, cần chú ý, tuy hiện tại bị Nguyệt Phá nhưng ra khởi tháng đó thì không bị phá nữa. Hôm nay đang bị phá, nhưng ra khởi ngày tuần không thì không bị phá nữa. Hoặc đến ngày phùng hợp thì cũng không bị phá nữa. Sự ứng nghiệm của quẻ nếu gần thì tính theo ngày, nếu xa thì tính theo tháng, năm.
Ví dụ: ngày Mậu Tý tháng Thìn, đoán hôm nào thì cha trở về được quẻ “quai” của quẻ “Kiến”.
Phụ mẫu tuất tổ dụng thần, lâm Nguyệt Phá, lại không có nhật thần và không có hào động sinh nên thực tế là bị phá. Nhưng hào phụ mẫu trì thế, động có tượng di động ngày mẹo có thư, tức là ngày phá mà gặp hợp: ngày mùi trở về, hào phụ mẫu hóa mùi thổ tuần không, là ngày ra khởi không (xuất không) nên đã ứng nghiệm.
Ví dụ: Ngày Giáp Tuất, tháng thân đoán có được lên chức không, được quẻ “bóc” của quẻ “Cấn”.