Bát quái là đầu mối để tạo sự hình thành của vạn vật

      Giữa bốn khí này có sự đôi kháng nhau ở bên trong cũng như bên ngoài. Nhờ sự đối kháng chuyển dịch này mà vạn vật có thể biến hóa.
     Đối kháng bên ngoài: Thí dụ: Lão Âm là mặt trăng, là bóng tối, là khí lạnh, là đàn bà.v.v… còn Lão Dương là mặt trời, là ánh sáng, là khí nặng, là đàn ông là những trạng thái đối kháng lẫn nhau, nhưng không huỷ diệt nhau.
      Đối kháng bên trong: Thí dụ: Trong lão Âm đã chứa sẵn khí thiếu Dương và trong lão Dương đã chứa sẵn khí thiếu Âm. Thiếu Dương và Thiếu Âm cứ lớn lên dần còn lão Ảm và lão Dương mới ngày một suy tàn đi và bị thiếu Âm và thiếu Dương thay thế. Khi thiếu Dương và thiếu Âm trở thành Thái Dương và Thái Âm thì lại bị suy tàn đi như cảnh tre già măng mọc. Cái vòng luẩn quẩn cứ tiếp diễn như vậy và vạn vật cứ tiếp tục sinh hóa như người: lớn lên, già rồi lại sinh ra trong kiếp khác.

Bát quái là đầu mối để tạo sự hình thành của vạn vật 1

       Tứ tượng vận chuyển sinh ra bát quái là tám quẻ Dịch: Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tôn, Ly, Khôn, Đoài.
       Đây là bước tiến quan trọng nhất của Thái cực trong việc tạo thành vũ trụ. Chính ở lần biến thứ tư này vạn vật đã thành hình bởi vì bát quái đã là đầu mối để tạo sự hình thành của vạn vật.
      1. Bát quái biểu tượng 5 chất quan trọng nhất để tạo thành vũ trụ và vạn vật là: Kim (vàng), Mộc (gỗ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thở (đất).
Kiến thuộc chất kim, Khảm thuộc chất nước, Cấn thuộc chất đất, Chấn thuộc chất gỗ, Tôn thuộc chất gỗ, Ly thuộc chất lửa, Khôn thuộc chất đất Đoài thuộc chất Kim.
       2. Bát quái biểu tượng 4 phương, tám hướng là:
       Khảm là phương Bắc
       Ly là phương Nam
       Chấn là phương Đông
       Đoài là phương Tây
       Kiền là phương Tây Bắc
       Cân là phương Đông Bắc
       Tôn là phương Đông Nam
       Khôn là phương Tây Nam
      3. Bát quái biểu tượng cho cơ thể con người.
       Kiền là đầu
       Khảm là tai hay máu huyết
       Chấn là chân, tóc
       Cấn là lưng, xương mũi
       Tôn là đùi, cánh tay.
        Ly là mắt, tim, thượng tiêu
        Khôn là bụng, tỳ vị, thịt Đoài là phổi, lưỡi, đờm siễn.
      4. Bát quái biểu tượng cho mở gia đình:
        Kiền là cha, Khôn là mẹ.
       Chấn là trưởng nam, Tốn là trưởng nữ, Khảm là trung nam, Ly là trung nữ, Cấn là thiếu nam, Đoài là thiếu nữ

Bát quái là đầu mối để tạo sự hình thành của vạn vật 2

     
 5. Bát quái biểu tượng cho bốn mùa:
       Khảm là mùa Đông, Chấn là mùa Xuân, Ly là mùa Hạ, Đoài là mùa Thu
       Kiền Cần Tốn Khôn là các tháng giao mùa.
      6. Bát quái biểu tượng cho các hiện tượng vũ trụ:
       Kiền là Trời
       Khôn là Đất
       Khảm là Nước
       Cấn là Núi
       Chấn là Sấm sét
       Tốn là Gió
       Ly là Lửa
       Đoài là Trầm (đầm)
       7. Bát quái biểu tượng cho các tính của vạn vật: Kiền là Mạnh cứng
       Khôn là Nhu thuận, Khảm là Hãm âm hiểm, Cấn là Ngưng chỉ ngưng đọng, Tôn là Nhu hòa không định, Ly là Vui vẻ, Đoài là Đẹp lòng
       8. Bát quái biểu tượng cho các vật trong gia đình
       Kiền là ngựa, ngỗng tròi, voi, chim
       Khôn là Trâu bò, ngựa cái
       Tôn là Gà loài cấm trắng
       Khảm là Lợn cá, vật ở dưới nước
       Ly là Trĩ, quy, cua, ba ba, sò ốc
       Cấn là Hổ, chó, chuột
       Đoài là Dê