Âm – Dương – Luận giải thích nguyên lý của vũ trụ theo học thuyết siêu hình của Nho giáo. Kinh Dịch nói dịch hữu thái cực thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái Âm và Dương là hai nguyên lý khối thủy trong sự biến hóa của vũ trụ do thái cực tự phân chia ra. Nguồn gốc của vũ trụ là một khối hỗn mang, vô biên gọi là thái cực; khôi này luân chuyển, biến hóa sinh ra lưỡng nghi, tức là Âm và Dương (principe femelle et principe male). Âm và Dương tương đối nhau, song lại chi phối và điều hòa lẫn nhau mà sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh ra bát quái; và chính trong các trạng thái vừa mâu thuẫn, vừa điều hòa nhau ấy mà sinh – sinh, hóa – hóa vô cùng tận; tạo nên trời đất, vạn vật dưới muôn hình vạn trạng với bao nhiêu thế giới vô hạn, vô biên, vô cùng tận.
Trong bài nguyên lý của vũ tự nói trên, cái gì có bản tính động, mạnh, sáng, ở trên, thuộc về Dương; trái lại cái gì tịnh, yêu tối, ở dưới, thuộc về Âm. Do đó nguyên lý âm gồm cả đất, loài vật giống cái, những điều kín đáo âm thầm, lặng lễ, lạnh lẽo cho đến sự yên tĩnh tuyệt đôi như cái chết.
Âm Dương luận của nho giáo, ngày nay người ta gọi chính là vũ trụ luận (cosmologie), một phần của hình nhi Thượng học giải thích những nguyên lý đại cương của thế giới hữu hình, tức là những nguyên lý tổng quát của tạo vật.
Chúng ta có thể nói mới hệ thống triết lý có một vũ trụ luận riêng của nó; vì vậy danh từ sau này cũng đồng nghĩa với triết lý tạo vật (philosophie de la nature). Vũ trụ luận hay triết lý tạo vật, ngày nay, nhẹ hơn Am Dương luận của Nho giáo về phương diện siêu hình, đã đặt và giải thích các vấn đề sau đây: 10 vấn đề hiện sinh của vật chất đã gây ra sự mâu thuẫn giữa thực tại luận và duy tâm luận; 20 các lý thuyết về sự cấu thành của vật chất như: nguyên tử luận, điện tử luận v.v… 30 các lý thuyết về vũ trụ nhất là về sự cấu thành của Thái Dương Hệ (systeme solaire); 40 vấn đề tạo vật và nguồn gốc của sự sông; 50 cớ giới luận (mecanisme) và cứu cánh luận; 60 tiền hóa luận và bất biện luận.
Đọc thêm tại: http://phongthuyvadialy.blogspot.com/2015/05/muc-ich-thiet-thuc-cua-kinh-dich-la-gi.html