Tám quẻ đơn giao dịch lẫn lộn nhau, phôi hợp để thành quẻ kép. Có tất cả 64 cách ghép đôi (8×8 = 64) một quẻ nằm trên, một quẻ nằm dưới.
Nguyên bản Kinh Dịch chỉ có 64 tượng hình đó mà thôi, tức 64 quẻ kép.
Có thể cụ thể hóa cách cấu tạo 64 quẻ như sau:
Dùng một địa bàn vuông (Đ) có tám ô (không kể ô trung ương); mỗi ô mang tên một quẻ theo vị trí nhất định của nó. Đồng thời dùng một thiên bàn (T) giống như địa bàn, nhưng quẻ Khảm nằm chỗ quẻ Ly và ngược lại, Ly nằm chỗ Khảm.
Nguyên bản Kinh Dịch chỉ có 64 tượng hình đó mà thôi, tức 64 quẻ kép.
Có thể cụ thể hóa cách cấu tạo 64 quẻ như sau:
Dùng một địa bàn vuông (Đ) có tám ô (không kể ô trung ương); mỗi ô mang tên một quẻ theo vị trí nhất định của nó. Đồng thời dùng một thiên bàn (T) giống như địa bàn, nhưng quẻ Khảm nằm chỗ quẻ Ly và ngược lại, Ly nằm chỗ Khảm.
Đặt Thiên bàn (T) lên địa bàn (Đ), ô quẻ Kiền trên ô quẻ Kiền, ô quẻ Khôn trên ô quẻ Khôn, ô quẻ Khảm nằm trên ô quẻ Ly và ô quẻ Ly nằm trên ô quẻ Khảm.
Như thế ta sẽ được hai quẻ; đầu vào hai quẻ cuối của Kinh Dịch; ấy là quẻ Kiền (Kiền trên Kiền), quẻ Khôn (Khôn trên Khôn), và quẻ ký tế (Khảm trên Ly) với quẻ Vị tế (Ly trên Khảm).
Cho Thiên bàn quay giáp một vòng tròn trên địa bàn, và ghi các quẻ kép như đã làm trên kia, thì ta được 64 quẻ của Kinh Dịch, tức là bản Kinh Dịch nguyên thủy.
Sáu mươi bốn quẻ ấy được sắp theo một thứ tự nhất định để nói lên những điều gì mà tác giả của nó muôn nói. Đây chẳng qua là một quyển sách của dân tộc Việt thường thời cổ. Ba vị Thánh Văn Vương, Châu Công và Khổng Tử đọc nó và hiểu nó theo tinh thần của đạo Nho.
Rất có thể người Việt thường đọc và hiểu quyển sách của họ sáng tác theo một lối riêng biệt, cũng chưa biết chừng.
Dưới đây là nhận xét tổng quát về toàn bộ 64 quẻ.
Nếu đánh số thứ tự tất cả các quẻ từ số 1 đến số 64, thì những quẻ thuộc về số chẵn đều do quẻ số lẻ đứng trước nó mà sanh ra, hoặc bằng cách di dịch, hoặc bằng cách biến dịch.