Hào làm chủ:
Có một quy tắc nữa nên nhớ:
“Chúng dĩ quá vi chủ, đa dĩ thiểu vi tôn”
Nghĩa là cái gì nhiều thì bở đi mà lấy cái ít. Theo quy tắc đó quẻ nào nhiều dương thì lấy âm là chủ; ngược lại thì lấy dương làm chủ.
Như trong tám quẻ đơn, không kể hai quẻ Kiền, Khôn ba hào đều dương hoặc đều âm, còn lại 6 quẻ kia thì 3 quẻ Chấn, Khảm, Cấn mới người đều có 2 âm 1 dương, cho nên lấy dương làm chủ, mà coi những quẻ đó là dương; ba quẻ: Tôn, Ly, Đoài, mới quẻ đều có hai dương, một âm, cho nên lấy âm làm chủ mà coi đó là âm. Chúng ta nhận thấy những quẻ dương số nét đều lẻ những quẻ âm số nét đều chẵn, (một vạch đứt âm, kẻ làm hai nét).
Trong những quẻ trùng, cũng vậy. Thí dụ quẻ Lôi địa Dự có năm hào âm, một hào dương (hào thứ tư) thì lấy quẻ hào dương đó làm chủ cả quẻ, hào chủ động trong quẻ. Ý nghĩa toàn quẻ tùy thuộc nó cả.
Có một quy tắc nữa nên nhớ:
“Chúng dĩ quá vi chủ, đa dĩ thiểu vi tôn”
Nghĩa là cái gì nhiều thì bở đi mà lấy cái ít. Theo quy tắc đó quẻ nào nhiều dương thì lấy âm là chủ; ngược lại thì lấy dương làm chủ.
Như trong tám quẻ đơn, không kể hai quẻ Kiền, Khôn ba hào đều dương hoặc đều âm, còn lại 6 quẻ kia thì 3 quẻ Chấn, Khảm, Cấn mới người đều có 2 âm 1 dương, cho nên lấy dương làm chủ, mà coi những quẻ đó là dương; ba quẻ: Tôn, Ly, Đoài, mới quẻ đều có hai dương, một âm, cho nên lấy âm làm chủ mà coi đó là âm. Chúng ta nhận thấy những quẻ dương số nét đều lẻ những quẻ âm số nét đều chẵn, (một vạch đứt âm, kẻ làm hai nét).
Trong những quẻ trùng, cũng vậy. Thí dụ quẻ Lôi địa Dự có năm hào âm, một hào dương (hào thứ tư) thì lấy quẻ hào dương đó làm chủ cả quẻ, hào chủ động trong quẻ. Ý nghĩa toàn quẻ tùy thuộc nó cả.
Hào đó là vị cận thần có tài đức, cương cường (dương) ở bên cạnh ông vua nhu nhược (nào ngũ là âm), hào 4 không chế được các hào âm (kẻ tiểu nhân, kém sức) ở dưới, giúp được vua, khiến cho xã hội được vui vẻ (Dự có nghĩa là vui vẻ, sung sướng).
Một thí dụ nữa: quẻ trạch thiên Quải có năm hào dương, một hào âm thì lấy hào âm (hào 6) làm chủ, nghĩa là khi xét ý nghĩa của toàn quẻ thì nhắm vào hào âm đó: Năm hào dương là một bầy quân tử cùng nhau cương quyết trừ khử một hào âm-kẻ tiểu nhân; cho nên quẻ có ý nghĩa là cương quyết (quái là cương quyết, quyết liệt). Và gặp hào để thi thể là sau cùng (cả tiểu nhân) tất cả chết (chung hữu chung).
Tóm lại một hào tốt (hào 4 trong quẻ Lôi địa Dự) làm chủ cả quẻ mà một hào xấu (hào 6 trong quẻ Trạch Thiên Quải) cũng có thể làm chủ cả quẻ.
Làm chủ chỉ vì nó là sô” ít trong một đám nhiều, chứ không phải vì tốt hay xấu.
Vậy thì quy tắc “chúng dĩ quả vi chủ” trong Dịch không có nghĩa là "đa số phải phục tùng thiểu sô”, trái với chế độ dân chủ; mà chỉ có nghĩa là khi xét ý nghĩa của quẻ thì tìm cái nét đặc biệt của quẻ, nét độc đặc đó là một hào dương giữa năm hào âm, hoặc một hào âm giữa năm hào dương, không cần để ý tới hào đó có cao quí hay không, tốt hay xấu.
Nhưng ta cũng nhận thấy rằng nếu hào đặc biệt là hào thứ năm, đã trung mà lại chính thì hầu hết là tốt; nếu lại hợp đi nữa thì chắc chắn là tốt. Chúng ta nên để ý: quy tắc chúng dự quả vi chủ” có nhiều lệ ngoại, như quẻ Cấu, hào là hào âm duy nhất mà không phải là hào quan trọng nhất, quyết định ý nghĩa của quẻ.