Di dịch đây có nghĩa là lật ngược quẻ lại, khiến phần trên của quẻ xuống phía dưới, và phần dưới của quẻ lên phía trên. Thí dụ: hào thứ sáu xuống thành hào đầu (sơ) và hào thứ nhứt (sơ) lên làm hào sáu. Làm như thế, có khi một quẻ đơn đổi tính của nó, chẳng hạn như quẻ Chấn, lật trên thành quẻ Cấn. Có 4 quẻ không đổi tính, ấy là Kiền, Khôn, Khảm Ly còn bốn quẻ đổi tính là Cấn, Chấn, Đoài, Tốn Khi nào lật ngược như thế mà quẻ (kép) không đổi dạng thì mới cổ biến dịch, nghĩa là âm biến ra dương, và dương biến ra âm. Thế nên, hễ di dịch cùng đường thì phải biến dịch (dịch cùng tắc biến). Nếu dùng Thiên bản cho xoay trên địa bàn như đã thấy, thì sự biến dịch này có nghĩa là: khi ô quẻ Cấn nằm trên ô quẻ Chấn, thì đồng thời ô quẻ Đoài lại nằm trên ô quẻ Tốn. Theo thứ tự 64 quẻ của Kinh Dịch, thi chỉ có bốn trường hợp mà quẻ hàng số lẻ phải biến mới ra quẻ hàng số chẵn. Đó là các quẻ số 1, số 27, số 29 và số 61. Ngoài ra thì chỉ dùng cách di dịch đều được cả.
Trên đây thấy rằng thiên bàn xoay một vòng trên địa bàn thì được 64 quẻ (8×8=64), còn nếu xoay nửa vòng khiến ô quẻ Khảm và ô quẻ Ly (của thiên bàn) lại ô quẻ Ly (của địa bàn) thì được 32 quẻ (8×4=32). Nếu chừa ra hai quẻ đầu (Kiền và Khôn) thì còn 30 quẻ. Như vậy đại khái quẻ Tập Khảm (Khảm trên Khảm) được số thứ tự 29 và quẻ Ly (Ly trên Ly) được số thứ tự 30. Hai quẻ này kết thúc Thượng Kinh, còn lại 34 quẻ thuộc về Hạ Kinh. Như vậy sự phân chia 64 quẻ Kinh Dịch làm Thượng Kinh và Hạ Kinh với hai quẻ đầu, 2 quẻ chót và 2 quẻ giữa cũng có lý riêng của nó, nhất là về phương diện kỹ thuật Thiên bàn xoay trên địa bàn).