Tỉ hòa có tốt cũng có xấu, như Nạp âm trúng tương sanh như nói trên là tốt, thì người ta nói:
Lưỡng Hỏa thành điểm (Lửa nóng)
Lưỡng Mộc thành lâm (rừng)
Lưỡng Thuỷ thành xuyên (sông)
Lưỡng Thổ hành Sơn (núi)
Lưỡng Kim thành khí (món đồ dùng).
Đây là nói hai bên cùng đồng một loại ngũ hành cùng hiệp với nhau, mà can chi sánh hợp, giúp thêm sức mạnh là tốt.
Lưỡng Hỏa thành điểm (Lửa nóng)
Lưỡng Mộc thành lâm (rừng)
Lưỡng Thuỷ thành xuyên (sông)
Lưỡng Thổ hành Sơn (núi)
Lưỡng Kim thành khí (món đồ dùng).
Đây là nói hai bên cùng đồng một loại ngũ hành cùng hiệp với nhau, mà can chi sánh hợp, giúp thêm sức mạnh là tốt.
Ví dụ: Giáp Thìn, Ất Tị, Phú Đăng Hỏa (lửa đèn), và Bính Thân, Đinh Dậu là Sơn Hả Hỏa (lửa dưới núi) hai bên sánh hạp lẫn nhau, mới thêm sức nóng, sức sáng, thì gọi là: Lưỡng Hỏa thành viêm.
Còn như xấu, thì người ta nói:
Lưỡng Mộc Mộc chiết.
Lưỡng Kim Kim khuyết.
Lưỡng Hỏa Hỏa diệt.
Lưỡng Thủy Thuỷ kiệt.
Lưỡng Thổ Thổ liệt.
Như hai bên cũng đồng thuộc ngũ hành. Nạp âm như nhau, mà có can khắc hay chi xung. Nêu bổn mạng bị xung khắc thì không nên dùng. Vào trường hợp này, không khi nào có một lượt vừa can khắc, vừa chi xung.
Ví dụ: Mậu Tý, Kỉ Sửu là Thích Lịch Hỏa (lửa sâm sét) và Mâu Ngọ, Kỉ Mùi là Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời) hai bên thiên cung đồng một loại, mà địa chi lại tương xung. Nếu hai bên gặp nhau, mà bổn mạng bị xung hay khắc, thì gọi là Lưỡng Hỏa Hỏa diệt.
Cũng có sách nói: hai bên đồng một thứ ngũ hành, cả hai đấu nếu sức mà gặp nhau, là tốt. Như hợp lửa đèn và lửa dưới núi nói trên thì gọi là: Lưỡng Hỏa thành viêm. Còn hai bên đồng một thứ ngũ hành, cả hai đều mạnh sức mà gặp nhau là xấu. Như hợp lửa sấm sét và lửa trên trời nói trên, thì đó là Lưỡng Hỏa Hỏa diệt.
Thuyết này chưa chắc là đúng, không nên quá tin theo. Vì dầu yếu, dầu mạnh mà can chi tương sanh hợp, hay là can chi tuy xung khắc mà xung khắc bổn mạng, thì cũng ít hại. Ngũ hành Nạp âm tương khắc còn có khí tốt thay, huống hở là hai bên tỉ hoà cùng nhau, phần tốt lấn hơn phần xấu là dùng được.
Nên chú ý: chánh Ngũ Hành là phần căn bản, còn Ngũ Hành Nạp âm là phần phụ thuộc mà thôi.
Đọc thêm tại: http://phongthuyvadialy.blogspot.com/2015/05/hanh-hoa-hanh-moc-hanh-thuy-hanh-tho.html