Dịch truyện thám nguyên (Nghiêm Linh Phong dân trong Dịch học tân luận) thì có ba phương pháp dưới đây:
Lấy thứ vị của một hào mà giải thích, như:
– Quẻ Phong Thiên Tiểu Súc , Thoán truyện giảng là: "nhu đắc vị nhi thượng hạ ứng chi viết tiểu súc nghĩa là cả quẻ chỉ có một hào âm (nhu), hào đó ở vị trí âm (chính vị), lại ở ngoại quái, có địa vị cao, ngăn cản cả năm hào dương, bắt phải nghe theo mình, do đó đặt tên quẻ là Tiểu Súc (nhở: âm là ngăn được lớn: dương; súc đấy có nghĩa là ngăn)".
Tên quẻ Thiên trạch Lý, quẻ thiên Quả Đồng Nhấn cũng được giải thích theo cách đó.
Lấy thứ vị của một hào mà giải thích, như:
– Quẻ Phong Thiên Tiểu Súc , Thoán truyện giảng là: "nhu đắc vị nhi thượng hạ ứng chi viết tiểu súc nghĩa là cả quẻ chỉ có một hào âm (nhu), hào đó ở vị trí âm (chính vị), lại ở ngoại quái, có địa vị cao, ngăn cản cả năm hào dương, bắt phải nghe theo mình, do đó đặt tên quẻ là Tiểu Súc (nhở: âm là ngăn được lớn: dương; súc đấy có nghĩa là ngăn)".
Tên quẻ Thiên trạch Lý, quẻ thiên Quả Đồng Nhấn cũng được giải thích theo cách đó.
Lấy “tượng” mà giải thích như:
– Quẻ Sơn Thủy Mông, trên là núi, dưới là nước là nước có ý nghĩa là hiểm, cho nên giải thích là:
“Sơn hạ hữu hiểm, hiểm nhi chỉ, mông”. Dưới nước có vùng nước hiểm tôi tăm, ngừng lại không bước xuống, do đó có tên là “mông” (mù mờ).
Hai quẻ Thiên Thủy Tụng, Địa Hỏa Minh Di cũng dùng tượng để giải thích.
Giải thích nghĩa của tên quê, như:
– Quẻ Sư, Thoán truyện giải thích: “Sư, chúng dã”: Sư là đông người (một đạo quân).
– Quẻ Hàm, Thoán truyện giải thích: “hàm, cảm dã”: hàm (hợp nhau) nghĩa là cảm nhau.
Chúng tôi còn thấy một cách đặc biệt nữa là coi hình của toàn quẻ giống vật gì thì lấy vật đó mà đặt tên cho quẻ rồi giải thích quẻ.
Như quẻ Hỏa Phong Đĩnh vạch đứt ở dưới cũng như cái chân vạc, ba gạch liền ở trên như cái thân vạc trong chứa thức ăn, vạch đứt ở trên nữa như hai tai vạc, vạch liền ở trên cùng là cái đòn để khiêng vạc, vì vậy gọi là quẻ Đỉnh (vạc) và cả 6 hào đều giải nghĩa theo cái vạc.
Quẻ Thủy Phong Tĩnh cũng hơi giống cái giếng, hào 1 là mạch nước, hào 2, 3 là lớp đất ở đáy giếng, hào 4 là lòng giếng, hào 5 là nắp giếng, hào 6 là miệng giếng, vì vậy gọi là quẻ Tĩnh (giếng).
Quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp gợi cho ta hình cái miệng há rộng ra, với một cái quẻ cản ngang miệng: hào 1, 6 là hàm dưới và hàm trên, hào 4 là cái que, còn các hao kia là những vạch đứt như miệng họ ra. Hai hàm răng cái que (vật ngăn cách) cho nó gầy di để hợp với nhau được, ngậm miệng lại được, do đó đặt tên quẻ là Phệ Hạp (Cắn để hợp lại).